Các tiêu chí chọn một bộ phim để xem ( rate theo mức độ ưu tiên)

Chắc hẳn là khi có ý định tìm xem bộ phim nào đó, mỗi người đều dựa trên một vài tiêu chí đúng không nào? Dĩ nhiên là một người yêu phim thì chẳng từ chối bộ phim nào hết, nhưng hẳn là có những bộ phim sẽ được ưu tiên xem trước. Kiểu như một món ăn mà bạn khoái khẩu vậy, chắc chắn bạn sẽ ăn nhiều hơn những món khác.

Mình cũng có vài tiêu chuẩn, không biết có tương đồng với bạn không? Hãy cùng chia sẻ dưới phần comment nhé.

1, Dựa theo đạo diễn/ biên kịch.

Mình tin rằng phim hay bởi đạo diễn. Đạo diễn đóng vai trò trên 70% cho thành công của bộ phim, vì là người toàn quyền dẫn dắt câu chuyện. Phần thứ 2 là do kịch bản nhưng mình không phân ra làm 2 mục vì mình cho rằng đây là công việc có tính phối hợp, không ông này thì dù ông kia làm tốt cũng vô nghĩa. Nên sự thành công của đạo diễn cũng là nhờ biên kịch và ngược lại.

Có cô giáo dạy mình đã nói: Biên kịch gia sẽ hết vai khi hoàn thành kịch bản, vì tác phẩm của họ là bản viết, còn phim ảnh không phải vấn đề của họ mà là của đạo diễn.

Mình vừa đồng tình vừa bất đồng với quan điểm này, đơn giản: Đã ở trong một screw thì không có việc “xong chuyện ” cho tới khi phim đóng máy. Ngay cả nhà biên kịch cũng có trách nhiệm giám sát kịch bản và tư vấn cho đạo diễn về khoản lời thoại khi lên phim (diễn xuất và set up bối cảnh thì là công việc của đạo diễn, không bàn tới). Tuy nhiên, nếu như biên kịch theo hợp đồng thì kết thúc kịch bản là tiền về túi, hết công chuyện với đoàn.

Một số đạo diễn cho thấy có thể đảm nhiệm cả vai trò biên kịch, tiêu biểu là Quentin Tarantino, Martin Scorsese, Koreeda Hirozaku, Hầu Hiếu Hiền, Kim Ki-duk,… vì tính cầu toàn và khắt khe trong yêu cầu nghệ thuật.

Pictures, Places and Things: Martin Scorsese's Archive of Himself, Now in  Queens | | Observer
Martin Scorsese và Robert De Niro trên phim trường Taxi Driver (ảnh: Observer)

2, Diễn viên.

Mình đặt diễn viên ở vị trí thứ 2 trong tiêu chí chọn phim, vì vai trò của diễn viên rất kỳ lạ. Anh ta vừa là người tạo ra sản phẩm của riêng mình ( vai diễn), vừa là một tạo tác và là kết quả của chỉ đạo diễn xuất của vị đạo diễn. Một diễn viên vừa có không gian trống để tự do thể hiện, vừa bị giới hạn bởi những cái nên và không nên thể hiện ra ( qua sự cho phép của đạo diễn). Một diễn viên tốt thể hiện được hết khả năng hay không cũng là nhờ đạo diễn giỏi là một phần.

Diễn viên là người xuất hiện trực tiếp, cho ta thấy sự mô phỏng cuộc sống của bộ phim. Thông qua diễn viên khán giả hiểu được câu chuyện và yêu bô phim đó. Hơn nữa, có một thứ ma thuật của diễn viên – chế ngự cảm xúc khán giả. Đạo diễn có thể chị đạo, nhưng để làm cho một cảnh phim trở nên bất hủ, đó là năng lực của một người làm nghề diễn.

Before Trilogy- P.1: Before Sunrise.

3, Bộ phim hợp tâm trạng

Lòng vòng thì ta cũng đều là nô lệ của cảm xúc, ý tôi là tất cả chúng ta kể cả tôi. Thế nên chọn phim xem hầu như trước tiên phải là để cho bản thân thấy dễ chịu, kiểu như một dạng thuốc để cân bằng. Phim đúng mood thì khi nào cũng tốt hơn, để ôm ấp cái tâm tư của mình.

Khi nhắc đến tâm trạng thì nó là những cảm xúc nguyên thủy, không quá phức tạp. Vui, buồn, giận, đau khổ, lo lắng, sợ hãi,… Những thứ cảm xúc tôi muốn nói đến là những cảm xúc đã có từ vựng để mô tả nó, và ta đi tìm một bộ phim nào gần nhất với điều mà trong lòng ta đang muốn, để bù trừ cho sự thừa thãi cảm xúc này. Ví như đau khổ thì ta tìm phim có tâm thái an vui, ví như lo âu thì ta tìm phim có tâm thái yêu đời, … Nhưng cũng có thể bạn lại thích xem phim ma khi rất sợ ma, lấy độc trị độc. Điều này thì hãy thử cho chính bạn để biết nhé ! ^^

7 Easter Eggs You Can Find in Disney•Pixar's Up—Plus 3 Up Easter Eggs in  Other Pixar Films - D23
UP (2009)- My everytime favorite movie.
Prime Video: Yes Man
YES MAN- một bộ phim truyền đi thông điệp tịch cực về ý nghĩa cuộc sống.

4, Bộ phim có ý tưởng, góc nhìn mới lạ.

Cá nhân mình thích những phim mà xem xong mình rút ra một bài học gì, như là tình bạn giữa nơi trại điên trong “Bay trên tổ chim cúc cu” hay vẻ đẹp thực sự của con người đến từ tâm hồn chứ không phải vẻ ngoài trong phim “Dặm xanh”. Ngoài phim kinh điển như vậy, dòng thể nghiệm mới cũng mang tới những nhìn nhận khác biệt, đa chiều hơn về những đề tài mang tính triết học, hướng nội, có cái cớ để ngồi luận bàn cùng nhau về các tầng nghĩa của phim. Những tác phẩm độc đáo, dị biệt, trình hiện những mặt trái của xã hội của Kim Ki-duk, M.Haneke, Gust Van Sant,…

Shocking by its frankness – “The Piano Teacher” by Michael Haneke – limited  release in Minsk
Piano Teacher (2001) – by dir: Michael Haneke.

5, Những bộ phim để học về làm phim.

Dựa trên những yếu tố kỹ thuật như setting ánh sáng, quay phim, bối cảnh, cách chỉ đạo diễn xuất, cách phối hợp tông màu, tốc độ chuyển cảnh hay sự cần thiết có hay không hiệu ứng VFX. Đó là những gì mình thấy được sau rất nhiều bộ phim, mình giải đáp được phần nào những câu hỏi còn trăn trở về việc làm phim, và tiếp tục đặt ra những câu hỏi mới để tiếp tục tự truy tìm lời giải.

Stream These Beautiful Movies From Cinematographer Roger Deakins - The New  York Times
“Sicario.” ( Cre: The New York Times)

Có 2 cái rất khó để dạy ấy là nấu ăn thế nào cho ngon và làm thế nào tạo ra một bộ phim hay. Mình nghĩ năng lực tự thân chỉ đóng vai rất nhỏ trong việc quyết định khả năng nắm bắt ngôn ngữ làm phim. Ngoài cái đã biết phải tiếp tục xem phim và học hỏi từ phim liên tục để tốt hơn lên. Việc có ý thức rõ ràng là mình cần học về làm phim cũng sẽ giúp cho ta đến đúng vấn đề cần tìm trong phim và phân tích nó. Qua đó, ta có thể liên kết các hình ảnh và đưa ra giải thích cho các quyết định của nhân vật, thậm chí dự đoán trước mạch phim.

Roger Deakins Breaking Down His Best Films is a Masterclass in  Cinematography
1917 ( 2019) ( cre: Internet)

Việc học về màu sắc, cách kể chuyện và sự tiết chế trong điều chỉnh cú máy là những điều quan trọng mình nhận được khi xem phim.

Để tìm phim có mảng màu đẹp, bạn có thể xem phim của Wes Anderson, Wong Kar-wai, Chương Nghệ Mưu, …

Daniel Craig in “Skyfall.”
Skyfall- (cre: The New York Times)

Về quay phim bạn có thể xem Koreeda để thấy cách quay gần như phim tài liệu, với độ rung tối thiểu và sử dụng hầu hết âm thanh môi trường, không dùng soundtrack. Hoặc các phim của DOP nổi tiếng Roger Deakins như Blade Runner 2049, 1917, No country for Old Men,… trong đó có sự hài hòa tĩnh, động, cân đối khung hình và những tỉ lệ bố cục,… Deakins từng nói rằng không có cái gọi là một “good cinematography”- quay phim tốt, mà tốt hơn nên nhìn nhận “quay phim đúng” – một cú máy chuẩn mực thì tốt hơn một cú máy làm màu mà không đem lại hiệu quả. Hay nói cách khác, bộ phim mà người ta không chú tâm đặc biệt đến một yếu tố về kỹ thuật nào, nghĩa là đạt đến độ hài hòa, là một bộ phim tốt, chưa nói đến hay hay không.

Dưới đây là một vài scenes phim đẹp dành cho bạn. Cảm ơn vì đã đọc bài viết! ^^

Terrence Malick's Best Shots: 'The Tree of Life,' 'Badlands' and More |  IndieWire
A Hidden Life' fails to live up to Terrence Malick's other films –  Massachusetts Daily Collegian
10 Great Movies With Beautiful Country Scenery | Taste Of Cinema - Movie  Reviews and Classic Movie Lists
The 20 Most Beautiful Movie Scenes of All Time | Taste Of Cinema - Movie  Reviews and Classic Movie Lists
What are the 5 most beautifully shot movies of all time? - Quora
126 Of The Most Beautiful Scenes In Movie History | Bored Panda

Bình luận về bài viết này